Thực tế ảo hay còn gọi là thực tại ảo (tiếng Anh là virtual reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính. Đa phần các môi trường thực tại ảo chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều , tuy nhiên một vài mô phỏng cũng có thêm các loại giác quan khác khác như âm thanh hay xúc giác. Cùng mình tìm hiểu về công nghệ thực tế ảo VR qua bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ thực tế ảo VR là gì?

Công nghệ thực tế ảo VR (Virtual Reality – Thực tế Ảo): Nói một cách dễ hiểu thì công nghệ VR (thông qua các sản phẩm, công cụ có tích hợp) sẽ mang bạn đến một thế giới khác! Nơi chỉ có mình bạn với toàn bộ những thành phần ảo hoá, được tạo dựng từ các ứng dụng/thiết bị phần cứng và dĩ nhiên, chúng không hề có thật.
>>>Xem thêm: Kinh doanh công nghệ hiệu quả cho doanh nghiệp thời đại mới
VR với AR, chúng khác nhau điểm nào?
Khi bàn về sự khác nhau giữa AR và VR, chúng ta sẽ có nhiều khía cạnh để nói như định nghĩa, cách dùng hay công dụng,… Tuy nhiên theo mình, cách phân biệt dễ nhất chính là nhìn vào ứng dụng của chúng trong thực tế (giải quyết cho câu hỏi: Chúng dùng để làm gì?)
Công nghệ thực tế ảo VR theo thông tin từ nguồn ANDROIDPIT
VR sẽ là một công nghệ vàng dùng để phát triển game, phim (theo lối trải nghiệm – đặc biệt là khám phá, kinh dị) – gọi chung là những sản phẩm giải trí.
Bởi rõ ràng, với lợi thế tách đôi không gian thực/ảo, mang người dùng đến một khung cảnh mới thì các nhà sản xuất rất dễ dàng trong việc chinh phục họ, bắt khách hàng thực hiện theo những gì mình đã lập trình và mong muốn họ nhìn thấy! Chưa hết, ứng dụng của VR còn giúp người ta tạo lập và kinh doanh bằng không gian ảo.
Ví dụ: Bạn lên dự án xây chung cư, dù nhà chưa hoàn tất nhưng khách muốn xem và mong muốn trải nghiệm thử, khi đó một cặp kính như Samsung Gear VR sẽ thay bản vẽ và bạn để đáp ứng nguyện vọng của khách.
Còn với AR, câu chuyện lại đi theo một hướng khác! Nhờ sự hoà quyện thực/ảo làm một, công nghệ này có thể giúp con người tạo nên những môi trường 2-in-1 mà không tốn thời gian, tiền bạc!.
Các thành phần một hệ thống VR

Một hệ thống VR tổng quát bao gồm 5 thành phần: phần mềm (SW), phần cứng (HW), mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó 3 thành phần chính và quan trọng nhất là phần mềm (SW), phần cứng (HW) và các ứng dụng.
Phần mềm
Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống máy tính hiện đại nào. Về mặt nguyên tắc có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa nào để mô hình hóa (modelling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR. Ví dụ như các ngôn ngữ (có thể tìm miễn phí) OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D,…hay các phần mềm thương mại như WorldToolKit, PeopleShop,…
Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo hình vào Mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa nhờ chính phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế nhờ các phần mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio,..). Sau đó phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học, và mô phỏng ứng xử của đối tượng.
>>>Xemtheme: Tải Microsoft Office Miễn Phí Mới Nhất 2020
Phần cứng
Phần cứng của một hệ thống VT bao gồm: Máy tính (PC hay Workstation với cấu hình đồ họa mạnh), các thiết bị đầu vào (Input devices) và các thiết bị đầu ra (Output devices).

Các thiết bị đầu vào (Input devices):
bao gồm những thiết bị đầu ra có khả năng kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện hữu trong thế giới ảo. Chẳng hạn như màn hình đội đầu HMD, chuột, các tai nghe âm thanh nổi – và những thiết bị đầu vào có khả năng ghi nhận nơi người sử dụng đang nhìn vào hoặc hướng đang chỉ tới, như thiết bị theo dõi gắn trên đầu (head-trackers), găng tay hữu tuyến (wire-gloves).
Các thiết bị đầu ra (Output devices):
Gồm hiển thị đồ họa (như màn hình, HDM,..) để nhìn được đối tượng 3D. Thiết bị âm thanh (loa) để nghe được âm thanh vòm (như Hi-Fi, Surround,..). Bộ phản hồi cảm giác (Haptic feedback như găng tay,..) để tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng. Bộ phản hồi xung lực (Force Feedback) để tạo lực tác động như khi đạp xe, đi đường xóc,…
Đặc tính cơ bản của một hệ thống VR
Một hệ thống thực tế ảo thì tính tương tác, các đồ họa ba chiều thời gian thực và cảm giác đắm chìm được xem là các đặc tính then chốt.
Tương tác thời gian thực (real-time interactivity):
Có nghĩa là máy tính có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người sử dụng và thay đổi ngay lập tức thế giới ảo. Người sử dụng nhìn thấy sự vật thay đổi trên màn hình ngay theo ý muốn của họ và bị thu hút bởi sự mô phỏng này.
Cảm giác đắm chìm (immersion):
Là một hiệu ứng tạo khả năng tập trung sự chú ý cao nhất một cách có chọn lọc vào chính những thông tin từ người sử dụng hệ thống thực tế ảo. Người sử dụng cảm thấy mình là một phần của thế giới ảo, hòa lẫn vào thế giới đó. VR còn đẩy cảm giác này “thật” hơn nữa nhờ tác động lên các kênh cảm giác khác.
Người dùng không những nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D, điều khiển (xoay, di chuyển..) được đối tượng mà còn sờ và cảm thấy chúng như có thật. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách tạo những cảm giác khác như ngửi, nếm trong thế giới ảo.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Công nghệ thực tế ảo VR. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Cách đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng POS365
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( newtel, vegastar, … )