Mới đây, Chính Phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn và chứng từ. Một trong các nội dung quan trọng của Nghị định mà nhiều doanh nghiệp quan tâm là điều chỉnh thời hạn chuyển đổi hóa đơn điện tử. Vậy doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn giấy đến khi nào?
1. Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử đến khi nào?
Ngày 19/10/2020, Chính Phủ chính thức ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Trong đó, nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm là bãi bỏ thời hạn chuyển đổi hóa đơn điện tử bắt buộc từ 1/11/2020.
Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 59 của Nghị định này, quy định tại Khoản 2 và Khoản 4, Điều 35 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử kể từ 1/11/2020 bị bãi bỏ.
Mặt khác, tại Khoản 1, Điều 60 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, điều khoản chuyển tiếp được quy định như sau:
“1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP.
Đối với các cơ sở kinh doanh mới thành lập, theo Khoản 2, Điều 60 của Nghị định này:
Trường hợp cơ quan thuế có thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng đủ các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin và tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 60 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Như vậy, theo các quy định trên, thời hạn chuyển đổi hóa đơn điện tử bắt buộc đã lùi lại. Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh có thể sử dụng hóa đơn giấy đến 30/6/2022 đối với những hóa đơn đã thực hiện phát hành trước ngày 19/10/2020 sau đó phải chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử.
2. Doanh nghiệp có nên chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử sớm hay không?
Mặc dù thời hạn chuyển đổi hóa đơn điện tử bắt buộc đã lùi lại, nhưng cũng trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện nên sớm chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 59 của Nghị định này:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”
Hóa đơn điện tử là giải pháp cho doanh nghiệp thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp:
Tiết kiệm chi phí: chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ hóa đơn.
Tiết kiệm thời gian: Thời gian lập, gửi và xử lý các thủ tục về hóa đơn.
Hạn chế tối đa các sai sót trên hóa đơn.
Tránh các rủi ro về mất, hỏng, thất lạc hóa đơn.
An toàn thông tin, tối đa bảo mật dữ liệu.
3. Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice – Giải pháp thuận tiện cho kế toán, hiệu quả cho doanh nghiệp
E-invoice là giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử được cung cấp bởi Công ty phát triển Công nghệ Thái Sơn. E-invoice được nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam lựa chọn như: Coca Cola, KFC, AEON MALL, CGV, Lazada, Golden Gate,…
E-invoice mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt, nhờ vận hành theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013, toàn bộ dữ liệu sẽ được đảm bảo an toàn thông tin, tối đa bảo mật.
Công nghệ số bùng nổ, việc áp dụng hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu của doanh nghiệp hiện nay. Việc bắt kịp xu thế sẽ giúp doanh nghiệp khai thác triệt để những lợi ích do hóa đơn điện tử mang lại và sớm đặt nền tảng vững chắc để thực hiện mục tiêu “số hóa” toàn diện doanh nghiệp.